Gồm những cuốn sách thiết yếu dành cho doanh giới & doanh nghiệp, do Trường PACE tuyển chọn, biên dịch và xuất bản
Gồm những cuốn sách tinh hoa thế giới nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, do Viện IRED tuyển chọn, biên dịch và xuất bản
Gồm những cuốn sách thiết yếu dành cho giáo giới & cho ngành giáo dục, do Viện IRED tuyển chọn, biên dịch và xuất bản
Gồm những cuốn sách kinh điển về lịch sử và lịch sử văn minh thế giới, do Viện IRED tuyển chọn, biên dịch và xuất bản
Gồm những cuốn sách nhằm tiếp sức cho hành trình “Tự lực Khai phóng”, do Viện IRED tuyển chọn, biên dịch và xuất bản
365,000 đ
NGUỒN GỐC TỘC NGƯỜI CỦA CÁC QUỐC GIA
The Ethnic Origins of Nations
Anthony D. Smith là một nhà xã hội học lịch sử người Anh. Ông từng là Giáo sư về Chủ nghĩa dân tộc và Dân tộc tại Trường Kinh tế London. Ông được coi là một trong những người sáng lập lĩnh vực nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc liên ngành.
Ông lấy bằng đầu tiên về triết học tại Đại học Oxford, đồng thời lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ Xã hội học tại Trường Kinh tế London. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Nghiên cứu dân tộc và Chủ nghĩa dân tộc.
Cuốn sách này là một trong những đóng góp xuất sắc và toàn diện nhất của Smith về những cách thức mà các loại hình “dân tộc” và “tộc người” hình thành và phát triển theo thời gian.
Ông đưa ra các ý niệm rằng tất cả các dân tộc đều có “các cốt lõi tộc người” thống trị (dominant ‘ethnic cores’); ông cũng nhấn mạnh rằng chủ nghĩa dân tộc không chỉ là một hiện tượng của thời hiện đại, mà còn có các nguồn gốc từ thời tiền hiện đại.
Ông xác lập một phương pháp tiếp cận chủ nghĩa dân tộc mà ông gọi là tộc người - biểu tượng luận (ethnosymbolism) - tập trung vào việc nghiên cứu các yếu tố văn hóa, tôn giáo, biểu tượng, phong tục, tập quán và ngôn ngữ,… để hiểu cách chúng góp phần vào việc hình thành và thúc đẩy tinh thần dân tộc và quốc gia.
Theo Smith, chủ nghĩa dân tộc không đòi hỏi tất cả các thành viên của một “dân tộc” phải giống nhau, mà chỉ yêu cầu họ phải cảm thấy có một mối liên hệ mãnh liệt về tình đoàn kết với dân tộc và các thành viên khác của dân tộc ấy. Ý thức về chủ nghĩa dân tộc có thể tồn tại và được tạo ra từ bất kỳ một hệ tư tưởng thống trị nào tồn tại ở một địa bàn nhất định. Chủ nghĩa dân tộc được xây dựng trên các hệ thống thân tộc, tôn giáo và tín ngưỡng đã từng tồn tại từ trước. Smith mô tả các nhóm tộc người tạo nên nền tảng của các dân tộc hiện đại là các “tộc người”.
Smith định nghĩa chủ nghĩa dân tộc là “một phong trào mang tính ý thức hệ nhằm đạt được và duy trì quyền tự chủ, sự thống nhất và bản sắc nhân danh một cộng đồng dân cư mà theo ý kiến của một số thành viên của cộng đồng đó sẽ tạo nên một ‘dân tộc’ thực sự hoặc một ‘dân tộc’ tiềm năng”.
Các đánh giá về tác phẩm
“Phạm vi công trình của tác giả Smith thật ngoạn mục... Ở một khía cạnh nào đó, Phần I là phần độc đáo nhất của cuốn sách; theo hiểu biết của tôi thì không có một công trình nghiên cứu nào có thể so sánh được”.
Tạp chí Lịch sử Tộc người Mỹ
“Không nghi ngờ gì nữa, đây là một đóng góp quan trọng đối với nguồn tư liệu nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc... đây là một công trình khảo cứu chu đáo, sâu sắc về nguồn gốc và sức mạnh của bản sắc dân tộc. ... Tôi không ngần ngại giới thiệu công trình này tới tất cả những người nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc”.
Walker Connor, Trường Cao đẳng Trinity, Hartford.
Giáo sư thỉnh giảng khả kính về Khoa học Chính trị tại Đại học Middlebury (Middlebury, Vermont, Hoa Kỳ). Connor nổi tiếng với công trình nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc và được đánh giá là một trong những người sáng lập lĩnh vực nghiên cứu liên ngành về chủ nghĩa dân tộc.
"Một công trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về một chủ đề quan trọng. Nó thảo luận một cách toàn diện về các cộng đồng tộc người trong thời kỳ tiền hiện đại và về các tộc người, các dân tộc trong thời kỳ hiện đại. Ngoài việc dựa trên những sự kiện chắc chắn, nó còn hợp lý về mặt phương pháp và mang tính khơi gợi, mời gọi, kích hoạt về mặt khái niệm... không một nhà khoa học chính trị, một sử gia hay một nhà xã hội học nào có thể tiến hành công cuộc nghiên cứu nghiêm túc của mình mà không tham khảo cuốn sách này”.
A. Jacob M. Landau. Giáo sư danh dự thuộc Khoa Khoa học Chính trị
(chuyên ngành Nghiên cứu Trung Đông), Đại học Do Thái, Jerusalem.
“Chiều sâu kiến thức chuyên môn của Giáo sư Smith thật đáng kinh ngạc và công trình nghiên cứu này xứng đáng có một vị trí nổi bật ở bất cứ nơi nào mà chủ nghĩa dân tộc được bàn đến”.
Michael Levin, Giáo sư triết học
Chuyên ngành Nghiên cứu Tộc người và Chủng tộc, Cao đẳng thành phố New York
Vui lòng click hay quét QR dưới đây để đọc thử sách